MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước ta cũng như của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, được xem là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều hòa thu nhập trong xã hội, góp phần thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội. Tại kỳ họp lần thứ 10 Quốc hội khóa XI, nước ta đã ban hành Luật số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 về việc ban hành Luật Quản lý thuế. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong việc cải cách hành chính về thuế.
Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quản lý thu thuế, như tình trạng cán bộ thuế gây phiền hà, sách nhiễu, vô cảm đối với doanh nghiệp; cán bộ thuế thể hiện thái độ quan liêu, hách dịch khi làm việc với người nộp thuế hoặc thậm chí thông đồng với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp gian lận, trốn thuế… Điều này làm giảm uy tín ngành thuế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc quản lý thu thuế, huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Với xu hướng hội nhập và phát triển cùng các nền kinh tế trong khu vực và thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng năng động, đa dạng nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Điều này đòi hỏi Chi cục Thuế huyện Sa Thầy cần có nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, nâng cao chất lượng quản lý thuế như: cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng quản lý thu thuế; tăng cường kỷ cương, kỷ luật; đổi mới phương pháp làm việc; củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thuế…
Xuất phát từ mong muốn đó, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ (KSNB) trong quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy nhằm đề xuất các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện KSNB trong quản lý thu thuế TNDN tại đây.
Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy.
Phân tích thực trạng và các rủi ro liên quan đến KSNB trong quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy giai đoạn 2015-2017.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSNB trong quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy.
Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung phân tích sự ảnh hưởng của KSNB đến công tác quản lý thu thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy. Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề quản lý thu thuế TNDN thông qua việc hoàn thiện KSNB, sử dụng dữ liệu khai thác chủ yếu từ nội bộ ngành thuế tỉnh Kon Tum.
Phạm vi không gian: Chi cục Thuế huyện Sa Thầy.
Phạm vi thời gian: Từ năm 2015 đến năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả, thống kê
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh, đối chiếu
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ.
Chương 2: Thực trạng và kết quả nghiên cứu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy.
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Sa Thầy.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu