MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tầm Nhìn Thế Giới Việt Nam (TNTGVN) là một trong những tổ chức phi chính phủ lớn nhất trong nước xét trên khía cạnh quy mô dự án và tính đa dạng của hoạt động. Là một tổ chức với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển cộng đồng, lãnh đạo của tổ chức TNTGVN nhìn thấy điều này. Với giá trị cốt lõi là “Chúng tôi quý trọng con người” và “Chúng tôi có trách nhiệm với nguồn lực được giao phó”, tổ chức luôn coi trọng giá trị con người hơn của cải vật chất và xây dựng con người với tính trung thực, nghiêm túc trong việc thực hiện công tác KSNB mà tổ chức đã thiết lập. Các nhân viên của tổ chức được yêu cầu tránh những khoản chi tiêu có thể làm cho các nhà tài trợ nghi ngờ về việc quản lý các khoản tài trợ của họ. Đặc biệt trong xu thế bất ổn của nền kinh tế thế giới, việc gây quỹ càng khó khăn hơn đòi hỏi tổ chức phải duy trì thực hiện KSNB hữu hiệu để có thể thực hành tốt trách nhiệm giải trình về tài chính, quản lý dự án phải có khả năng chứng minh được rằng các khoản tài trợ nhận về được sử dụng cho các mục đích đã được đồng ý và các khoản tài trợ được sử dụng phù hợp với ngân sách của dự án một cách thận trọng, an toàn và tiết kiệm. Để đạt được điều này, công tác KSNB cần được thiết lập và duy trì hữu hiệu. Hiện nay TNTGVN với sự thay đổi rất lớn trong việc tái cấu trúc tổ chức và chiến lược hoạt động, đòi hỏi KSNB cũng phải đáp ứng yêu cầu ngày một đổi mới của tổ chức. Dựa trên những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại tổ chức TNTGVN” làm đề tài nghiên cứu ở cấp độ thạc sĩ. Đây là một đề tài khá mới mẻ ở Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: thực tiễn về công tác KSNB với trường hợp nghiên cứu điển hình minh họa tại tổ chức TNTGVN.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: 37 Chương trình vùng (AP) thuộc tổ chức TNTGVN.
Thời gian: dữ liệu thu thập năm tài chính FY2016 đến tháng 6 FY2018 (1/10/2015 đến 30/6/2018).
Nội dung: công tác KSNB được nghiên cứu qua 3 thành phần gồm: Môi trường kiểm soát; Hệ thống kế toán, Quy trình và thủ tục kiểm soát.
3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu sơ cấp:
Xử lý dữ liệu:
4. Đóng góp của đề tài
Về lý luận:
Về thực tiễn:
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trên thế giới, giai đoạn từ năm 1980 đến 1988, các cơ quan của Hoa Kỳ ban hành một loạt hướng dẫn có liên quan đến KSNB. Năm 1985, COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) được thành lập để hỗ trợ Ủy ban Quốc gia chống gian lận trong báo cáo tài chính Mỹ đã ban hành nhiều quy tắc đạo đức và làm rõ chức năng của KSNB. Đến năm 1988, viện kế toán viên CPA của Mỹ (The American Institute of Certified Public Accountants (AICPA)) đã đưa ra một khuôn khổ KSNB trong kiểm toán báo cáo tài chính SAS No. 55. Theo đó, cấu trúc KSNB của một tổ chức bao gồm ba thành phần như sau: Một trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Năm 1992, COSO ban hành khuôn khổ KSNB, thường được gọi là khuôn khổ COSO. Khuôn khổ COSO đề xuất KSNB gồm 5 thành phần: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và trao đổi thông tin, Hoạt động giám sát. Năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật SARBANES-OXLEY trong một nỗ lực để cải thiện trách nhiệm giải trình và giám sát của các công ty đại chúng. Hầu hết các quy định của Đạo luật Sarbanes-Oxley không áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận. Tuy nhiên, Sarbanes-Oxley ảnh hưởng đến thái độ về quản trị tổ chức trong cộng đồng phi lợi nhuận (Ostrower, 2007; Iyer và Watkins, 2008). Các kiểm toán viên của các tổ chức phi lợi nhuận Mỹ đã thông qua chuẩn mực SAS No. 112 Communicating Internal Control Matters Identified in an Audit năm 2017 và kế tiếp là SAS No. 115 với cùng tiêu đề vào năm 2009. Các chuẩn mực này xác định các loại thiếu sót của KSNB, cung cấp các hướng dẫn chi tiết về đánh giá các thiếu sót KSNB và yêu cầu kiểm toán viên giao tiếp bằng văn bản cho quản lý và những người chịu trách nhiệm quản trị bất kỳ thiếu sót nào được phát hiện trong một cuộc kiểm toán. Năm 2008, the Internal Revenue Service, Sở Thuế Vụ Mỹ, một cơ quan Quản lý liên bang, cung cấp các hướng dẫn về công bố thông tin KSNB, quản trị tổ chức và gian lận trong lĩnh vực phi lợi nhuận. Từ nền tảng lý luận cơ bản, đã có nhiều công trình nghiên cứu về KSNB ở các tổ chức phi lợi nhuận. Các tài liệu nghiên cứu được nêu trên là rất quan trọng cho các nghiên cứu sau này về NGO và KSNB. Song, theo hiểu biết của tôi thì chưa có nghiên cứu nào về công tác KSNB tại một NGO cụ thể nhằm khắc phục và hoàn thiện những hạn chế của KSNB trong đơn vị đó. Do vậy, việc nghiên cứu về công tác KSNB tại TNTGVN là nghiên cứu đầu tiên, mới mẻ được cho là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.
6. Kết cấu của đề tài
Nghiên cứu này được thực hiện theo cấu trúc gồm 4 chương:
Chương mở đầu: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 1: Lý luận chung về KSNB tại các tổ chức phi lợi nhuận
Chương 2: Thực trạng công tác KSNB tại tổ chức TNTGVN
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSNB tại tổ chức TNTGVN